Những điều về cháy nổ ở chung cư nhất định phải biết

Nhiều dự án nhà cao tầng tại các thành phố lớn hiện nay được xây dựng nhưng các biện pháp PCCC còn đơn giản, sơ sài nên thực trạng PCCC chưa đảm bảo và tiềm ẩn về nguy cơ cháy nổ khá phổ biến. Cùng với đó là sự chủ quan trong công tác PCCC được chỉ ra tại nhiều dự án chung cư đang mọc lên ngày càng nhiều trong thời gian gần đây. Thực trạng này cho thấy nhiều nhà đầu tư xây dựng công trình cao tầng chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác PCCC. Việc để phòng các nguy cơ cháy nổ cần được xuất phát từ từng cá nhân, hộ gia đình. Vậy cần phải làm gì để phòng tránh và xử lí khi có đám cháy xảy ra tại chung cư?

Mới đây nhất, ngày 22/1/2024 tại Thái Nguyên, xuất phát từ một sự cố chập cháy điện tại một căn hộ ở tầng 6 của chung cư Tecco Tower dẫn đến đám cháy trong gian bếp nối liền phòng khách của căn hộ, tỏa ra nhiều nhiệt và khói đen. Tại thời điểm trên có 2 người đang ở trong căn hộ (1 người tự thoát được ra ngoài, còn 1 người bị mắc kẹt trong khu vực phòng ngủ) rất may không có thiệt hại về người.

Hiện trường vụ cháy, nguồn: Báo Thái Nguyên

Những điều cần phải biết về cháy nổ ở chung cư

Khi tòa nhà bốc cháy, khói, lửa có lan xuống tầng dưới được không?

Trong trường hợp tòa nhà cháy, lửa và khói có thể lan xuống tầng dưới theo các đường vật liệu như mặt tiền, vách ngăn, ống dây điện… Hướng của lửa thường theo chiều gió. Khói thường nổi lên các tầng cao, nhưng cũng có thể trải dài xuống dưới theo các đường ống kỹ thuật.

Tại sao lối thoát hiểm cần có 2 lớp cửa?

Theo tiêu chuẩn, cửa thoát hiểm cần phải có 2 lớp để tạo ra không gian đệm, có hệ thống tăng áp để ngăn khói và khí độc từ các phòng khác xâm nhập vào cầu thang thoát hiểm.

Có nên ở trong căn hộ nếu có cháy ở nhà khác?

Theo báo Independent, lực lượng cứu hỏa ở Anh đưa ra lời khuyên như sau:

  • Nếu cháy trong căn phòng của bạn, hãy thoát ra ngay lập tức và gọi điện cứu hỏa.
  • Nếu cháy ở nơi khác, bạn không nên mở cửa nào có cảm giác nóng, hãy tập trung mọi người vào một phòng và đóng cửa. Sử dụng khăn ướt để kín cửa. Nếu gần cửa sổ, bạn có thể mở để có không khí và để lực lượng cứu hộ có thể nhận biết bạn. Gọi cứu hỏa.

Lời khuyên này dựa trên yêu cầu về việc sử dụng vật liệu chống cháy trong xây dựng chung cư. Cửa ra vào phải có khả năng chịu lửa ít nhất 30 phút, đủ thời gian để người ngoài có thể cứu hộ. Điều này giúp đảm bảo an toàn ít nhất là trong 30 phút thay vì việc nguy hiểm lao ra ngoài trong khói.

Trần thạch cao có nguy cơ bốc cháy khi gặp sự cố không?

Khi bốc cháy, trần thạch cao thường sụp xuống nhanh chóng, đe dọa tính mạng. Do đó, để đảm bảo an toàn, nên sử dụng trần thạch cao chống cháy.

Các thiết bị như tủ lạnh, điều hòa không khí có thể gây cháy nổ không?

Mọi thiết bị điện khi bị chập điện đều có thể gây cháy nổ. Tùy thuộc vào mức độ, từ cháy ổ cắm nhẹ đến cháy thiết bị nặng hơn, đặc biệt nếu gần vật liệu dễ bắt lửa.

Nên đóng cửa phòng khi đi ngủ hay không?

Việc đóng cửa không chỉ đảm bảo quyền riêng tư mà còn giúp hạn chế sự lan rộng của lửa khi có sự cố. Chủ nhà cũng cần rút ổ cắm cho tất cả thiết bị điện, điện tử, tránh sử dụng nến và đảm bảo mọi lối đi thoáng đãng.

Có cần lắp đặt một hoặc nhiều CB trong nhà không?

Để đảm bảo an toàn và sử dụng hiệu quả thiết bị, mỗi căn hộ nên trang bị nhiều cầu dao tự động, trong đó có ít nhất một chiếc chung cho cả nhà. Hơn nữa, nên cài đặt cầu dao cho nguồn điện chiếu sáng và nguồn điện công suất lớn để có thể ngắt điện khi có sự cố.
Ngày nay, càng có nhiều thiết bị đảm bảo an toàn điện, nâng cấp mức độ an toàn cho cả gia đình. Bộ sản phẩm an toàn điện TTE-SAFE là một trong số đó với công nghệ ưu việt hàng đầu, không chỉ ngăn ngừa các khả năng cháy nổ do điện, bộ sản phẩm còn tích hợp đa tính năng: chống giật, sốc điện, bảo vệ mất pha, quá tải, quá nhiệt, quá áp, thấp áp, sét lan truyền, rò rỉ điện, thiết bị điện ngâm nước,…

Một số lưu ý khác về an toàn điện tại chung cư bạn nên biết

Để tránh chập điện trong nhà, bạn cần lưu ý:

– Không dùng dây điện trần (không vỏ) để dẫn điện.

– Không để thiết bị dùng điện, dây điện quá gần các thiết bị dễ cháy như xốp, thùng carton, giấy… vì những vật liệu này rất dễ bắt lửa.

– Không đi dây dẫn điện trên mái tôn, tránh quá trình cọ xát làm đứt dây, gây hiện tượng chập mạch dẫn đến cháy. Nên luồn dây điện trong những ống luồn chuyên dụng có khả năng chống cháy cao.

– Không đi dây dẫn điện qua tấm lót sàn hoặc treo trên tường, vách làm bằng vật liệu dễ cháy.

– Chọn tiết diện dây dẫn phù hợp công suất của thiết bị điện để dây dẫn không bị quá tải gây ra cháy…

– Khi không còn nhu cầu sử dụng các thiết bị điện nữa hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện thì phải ngắt ngay các thiết bị điện ra khỏi nguồn (bàn là, siêu nước, bếp điện,…).

– Đường dây dẫn điện, các cầu chì, cầu dao không để bị gỉ, bởi chỗ gỉ là nơi phát nhiệt lớn.