Điều gì xảy ra khi bị điện giật?

Điện giật là một trong những tai nạn điện phổ biến nhất và có lẽ ai cũng từng trải qua cảm giác bị điện giật. Vậy bạn có từng thắc mắc là điều gì xảy ra khi bị điện giật? Tại sao cùng bị điện giật có người chỉ tê tê, có người thì  lại không cứu kịp? Trong bài viết này TTE-SAFE sẽ cùng bạn giải đáp!

Điện giật là gì?

Điện giật xảy ra khi cơ thể của bạn trở thành một phần của một mạch điện. Điều này thường xảy ra khi bạn tiếp xúc trực tiếp với dòng điện. Khi bạn chạm vào một nguồn điện, dòng điện sẽ chạy qua cơ thể, sử dụng cơ thể của bạn làm đường dẫn cho dòng điện.

Các dạng tổn thương khi bị điện giật

Bị điện “bắn” ra, có thể làm nạn nhân té ngã, chấn thương. Nhiều người chết ngạt vì sấp mặt vào vũng nước, ao hồ. Có người, điện chỉ trổ vết bỏng bằng ngón tay út ngoài da nhưng bên trong nát nhè. Có người xuất viện, tuần sau thập tử nhất sinh vì hoại tử tạng, đột quỵ do cục máu đông muộn… Những ví dụ về sự tai quái, khó lường của tai nạn điện.

Có 4 dạng tổn thương do tiếp xúc với dòng điện:

  • Bỏng điện: Bỏng điện thường là bỏng ngoài da. Xảy ra khi có nổ hồ quang, một dạng chập nổ của điện. Dòng điện này không đi xuyên qua da.
  • Bỏng nhiệt: Xảy ra khi vụ nổ điện làm cho quần áo của nạn nhân bốc cháy. Dòng điện có thể có hoặc không đi xuyên qua da.
  • Sét đánh: Xảy ra khi có dòng điện cao nhưng nhanh đi xuyên qua người nạn nhân.
  • Thường gặp nhất: Nạn nhân trở thành một phần trên đường truyền điện, dòng điện đi vào và truyền xuyên qua cơ thể.

Bị điện giật khi chạm vào ổ điện hay các thiết bị điện trong nhà thường hiếm khi gây ra những tổn thương nghiêm trọng, nhưng nếu tiếp xúc lâu thì có khả năng gây ra nguy hiểm.

Cùng điện giật, sao có người chỉ tê tê, có người cứu không kịp?

Điện một chiều đẩy, trong khi điện xoay chiều lại có xu hướng hút chặt, gọi là “vòng ôm thần chết!”. Thời gian thoát khỏi dòng điện càng lâu thì càng nguy hiểm, buông nhanh khỏi “vòng ôm” chết chóc, càng có cơ hội sống. Ngưỡng buông là chỉ số dòng điện cho phép cơ bắp còn giãn được, để “rút” tay khỏi nguồn. Nhờ điện “đẩy” ra cứu mạng, không liên quan mạnh tay yếu chân. 3-5 mA là ngưỡng buông của trẻ con,  6-10 mA của người lớn.

ngưỡng buông là mức ảnh hưởng khiến các cơ không thể buông giãn, tức là chúng không thể rút phần cơ thể ra được (nhằm thoát khỏi dòng điện) cho đến khi có ai đó tách được nguồn điện ra  một cách an toàn. Bảng dưới đây cho thấy các đáp ứng của cơ thể con người đối với các cường độ điện thế khác nhau, được tính bằng đơn vị mi-li-am-pe (mA):

Dòng điện (mA) Đáp ứng
0.2-2 Cảm giác tê điện giật
1-2+ Đau do điện giật
3-5 Ngưỡng buông của trẻ em
6-10 bắp thịt co lại và rung đau như kim châm. Ngưỡng buông tối thiểu của người trưởng thành
10-20 Co giật có thể xảy ra khi tiếp xúc
22 Tay không rời được vật mang điện, đau, khó thở nóng tăng lên, 99% người trưởng thành không thể buông
20-50 Bị tê liệt, tim bắt đầu đập mạnh nóng mạnh co giật có thể xảy ra
50-100 thở bị tê liệt, nếu kéo dài 3 giây tim có thể ngừng đập

Tham khảo thêm: Cách xử lí đùng và an toàn khi bị điện giật

Đường đi của dòng điện qua cơ thể người

Đường đi của dòng điện qua người quyết định nhiều đến tính mạng con người, cụ thể như sau:

  • Đường đi của dòng điện từ chân qua chân với % phân lượng dòng điện 0,4 %
  • Đường đi của dòng điện từ tay trái qua chân với % phân lượng dòng điện 3,7 %
  • Đường đi của dòng điện từ tay qua tay với % phân lượng dòng điện 3,3 %
  • Đường đi của dòng điện từ tay phải qua chân với % phân lượng dòng điện 6,7 %
  • Đường đi của dòng điện từ đầu qua chân với % phân lượng dòng điện 6,8 %

Ta có thể thấy đường đi dòng điện từ tay phải qua chân và từ đầu qua chân có % dòng điện lớn nhất, loại này cực kì nguy hiểm đến tính mạng con người.

Kết luận

Điện là nguồn năng lượng chính và không thể tách khỏi cuộc sống hằng ngày, bên cạnh đó nó cũng luôn có nhiều nguy cơ nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho gia đình, sức khỏe cũng như tài sản khỏi các mối nguy hiểm về điện tốt hơn hết nên tự trang bị kiến thức, kỹ năng và các thiết bị bảo vệ.

Tham khảo thêm: Bộ thiết bị an toàn điện TTE-SAFE